Sự khéo léo trong việc sử dụng những kỹ năng xã hội của mình sẽ giúp bé có được sự phát triển toàn vẹn về mọi mặt và cho các con nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai. Cùng tìm hiểu về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ để giúp các con được tiếp cận và có nhận thức sớm nhất về vấn đề này bạn nhé!
Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ càng sớm càng tốt
Ngoài trí thông minh, các kỹ năng xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng cần phát huy trong cuộc sống sau này dù trẻ có làm công việc hay ngành nghề nào đi chăng nữa. Khi có trong tay những kỹ năng xã hội cơ bản các con sẽ có nhiều thuận lợi trong giao tiếp, tìm kiếm sự giúp đỡ, kết bạn, làm quen,…. Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ không chỉ giúp con hoàn thiện bản thân hơn mà còn tạo cho con một cuộc sống sinh động, rực rỡ. Đó chính là lý do vì sao mà việc giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ lại quan trọng như vậy.
Tạo cho con không gian hoạt động nhóm giúp cải thiện kỹ năng xã hội của con
Để giúp con bước đầu nhận thức được những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong đời sống, mẹ cần Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ những hành vi con làm ra một cách đơn giản nhất:
+ Làm gương cho bé: Nếu nhận thấy con có cách cư xử chưa đúng, mẹ cần tìm hiểu vì sao con lại có cách ứng xử như thế, con học từ ai, bắt nguồn từ chính các thành viên trong gia đình. Bởi các nghiên cứu đều chỉ ra rõ ràng trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân. Vì vậy, muốn con có cách cư xử tốt, bạn và gia đình phải là người tiên phong.
+ Giúp con nhận thức được qua chính cảm nhận của bé: Con có thể chưa biết tính đúng sai của sự việc phức tạp nhưng những việc mà con không thích hay khó chịu cũng chính là những việc con không nên làm với người khác. Việc mẹ nhấn mạnh nhiều lần điều con nên và không nên làm sẽ giúp bé dần dần hiểu được các cách cư xử đúng
+ Giúp bé hình thành và phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân, khả năng của mình. Lòng tự trọng có sự ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng phát triển về mặt xã hội của trẻ
+ Mẹ nên áp dụng những hình phạt hợp lý khi trẻ làm sai và khuyến khích, động viên con nhiều hơn khi làm tốt
+ Tăng cơ hội hoạt động nhóm của con với các bạn đồng trang lứa
Nói “ cảm ơn”, “xin lỗi”, “vui lòng”: Giúp con luôn luôn chân thành, lễ phép, ngoan ngoãn
Chờ đợi, thay phiên: Dạy cho con cách lắng nghe và cách nói chuyện trong các cuộc nói chuyện
Để bé cần làm chủ được những kỹ năng khi nói chuyện, bạn hãy rèn luyện giúp bé có thể giao tiếp bằng ánh mắt, với ánh nhìn trực tiếp, chăm chú sẽ dễ dàng gây được thiện cảm và niềm tin
Xử lý tình huống với các câu hỏi: Điều này làm tăng khả năng ứng biến và giúp trẻ nhận thức được những câu hỏi mới mẻ và cách giải quyết đúng đắn
Trên đây là những thông tin cơ bản về Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Để biết thêm các thông tin về chăm sóc trẻ vui lòng tham khảo tại website: http://americanskills.vn/
Thông tin các khóa học cho trẻ và đăng kí học thử miễn phí tại Avits: Click here
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Phụ huynh quan tâm vui lòng liên hệ : Hệ thống American Skills
Tìm hiểu thêm bài viết cùng chủ đề:
5 kỹ năng xã hội cơ bản cho bé
Dạy con kỹ năng xã hội quan trọng như thế nào?
Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ - Nền tảng cho sự phát triển hoàn hảo của trẻ
Kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ
Phát triển kỹ năng xã hội là gì?
Đào tạo kỹ năng xã hội cho bé nên chú trọng vào những kỹ năng nào.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ nhỏ.
3 điều quan trọng để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ
Toán tư duy được biết đến là chương trình giúp não bộ phát triển và phân thiên tài tiềm ẩn bên trong được khơi dậy. Các bé sẽ có được phương pháp học tập khoa học và thú vị hơn so với cách thức truyền thống.
Lời nói, dù ở thời đại nào, cũng mang sức mạnh tối thượng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người khi giao tiếp. Sử dụng lời nói khôn ngoan giúp người nghe xác định chính xác thái độ và mong muốn của người nói, mang lại cảm xúc tốt đẹp cho người nghe.
Toán tư duy là phương pháp học trực quan sinh động , giúp giái quyết những vấn đề dễ nhớ, dễ học hơn so với các con số hoặc phép tính phức tạp, khô khan ở toán học. Theo đó, trẻ sẽ vận dụng tư duy vào rèn luyện và giải các bài tập toán, giúp trẻ ngày một phát triển toàn diện hơn.